Triển khai đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn (heo) Châu Phi
Kính gửi: UBND các xã, thị trấn
Căn cứ Kế hoạch số 1740/KH-SNN ngày 20/3/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An về việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tả lợn (heo) Châu Phi năm 2024 (African Swine Fever - ASF);
Thực hiện Công văn số 464/CCCNTYTS-KT ngày 03/4/2024 của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản về việc triển khai đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi;
UBND huyện Cần Giuộc triển khai thực hiện đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP), cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
- Tổ chức tiêm phòng có giám sát việc sử dụng nhằm bảo đảm vắc xin phòng bệnh DTHCP an toàn, hiệu quả trong điều kiện chăn nuôi thực địa.
- Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh DTHCP trên địa bàn.
2. Nội dung thực hiện
a) Đăng ký và triển khai tiêm phòng
- Tổ chức tuyên truyền cho hộ chăn nuôi về tình hình dịch bệnh và thực hiện đăng ký tiêm phòng vắc xin DTHCP.
- Địa bàn triển khai: Hộ chăn nuôi heo trên toàn huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024
- Loại vắc-xin: Nhược độc, đông khô, gồm có hai loại:
+ NAVET-ASFVAC (Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco);
+ AVAC ASF LIVE (Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam).
- Đối tượng tiêm phòng: Heo thịt từ 04 tuần tuổi, heo khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh DTHCP.
- Quy trình tiêm: Tiêm 01 mũi, 01 liều vắc xin 02 ml/con, tiêm bắp thịt.
- Thời gian bảo hộ: Sau khi tiêm 01 mũi vắc xin duy nhất 02 - 04 tuần heo bắt đầu được bảo hộ, thời gian bảo hộ kéo dài ít nhất 05 tháng.
Lưu ý: Không tiêm cho heo hậu bị, heo nái khô, nái đang mang thai, nái đang nuôi con, đực giống. Không tiêm cho heo có thể trạng yếu, đang sốt, bị bệnh mãn tính và phát triển không bình thường. Không tiêm phòng cho heo trong vùng có dịch DTHCP. Có thể dùng Vitamin C tăng cường sức đề kháng cho heo trong vòng 03 ngày trước và 05 ngày sau khi tiêm vắc xin.
b) Giám sát lâm sàng sau tiêm phòng
Trong thời gian thực hiện tiêm phòng có sự theo dõi, giám sát của Trạm Chăn nuôi và Thú y. Sử dụng vắc xin theo những yêu cầu và lưu ý của đơn vị sản xuất.
Trạm Chăn nuôi và Thú y và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn, phối hợp với chủ cơ sở chăn nuôi hằng ngày theo dõi, giám sát, ghi chép thông tin về tình trạng sức khỏe đàn heo sau tiêm phòng.
c) Ứng phó khi xảy ra sự cố do sử dụng vắc xin
Trong trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình tiêm phòng (heo được tiêm phòng chết với tỷ lệ trên 5% hoặc cao hơn với tỷ lệ chết thông thường tại cơ sở, heo có dấu hiệu mắc bệnh DTHCP), tạm dừng việc sử dụng vắc xin tại cơ sở, tiến hành điều tra xác minh nguyên nhân và triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời như đối với ổ dịch DTHCP.
Trong quá trình triển khai tiêm phòng và giám sát sử dụng vắc xin, các đàn heo có thể đã nhiễm vi rút DTHCP thực địa nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích, nên chủ vật nuôi và lực lượng thú y chưa xác định nếu chỉ quan sát lâm sàng và chưa lấy mẫu xét nghiệm. Do đó, khi đàn heo được tiêm vắc xin DTHCP, rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy heo bệnh theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
3. Kinh phí thực hiện
Từ nguồn xã hội hóa, hộ chăn nuôi chi trả tiền mua vắc xin, công tiêm phòng (nếu có).
Giá vắc xin theo thông báo của công ty (báo giá đính kèm).
Quy cách vắc xin (liều/lọ)
|
Giá vắc xin DTHCP (đồng)
|
AVAC ASF LIVE
|
NAVET-ASFVAC
|
10
|
62.000
|
60.900
|
25
|
58.500
|
54.810
|
50
|
54.000
|
50.400
|
4. Tổ chức thực hiện
a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác tiêm phòng và tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thực hiện tiêm phòng đảm bảo đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Kịp thời tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
b) Trạm Chăn nuôi và Thú y
- Phối hợp với Phòng Kỹ thuật - Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, hộ chăn nuôi tổ chức triển khai tiêm phòng, chuẩn bị vât tư, phối hợp công ty xử lý sự cố tiêm phòng vắc xin (nếu có).
- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện tuyên truyền cho người dân tiêm phòng vắc xin DTHCP.
- Tổng hợp danh sách đăng ký tiêm phòng gửi về Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản.
- Theo dõi, giám sát lâm sàng đàn heo tại các hộ tiêm phòng, định kỳ hàng tuần báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch.
c) Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện
Thường xuyên tuyên truyền về tình hình dịch bệnh DTHCP, việc sử dụng vắc xin tiêm phòng phòng bệnh DTHCP cho heo từ 04 tuần tuổi, khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh DTHCP. Tuyên truyền thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng định kỳ các bệnh: Lở mồm long móng, Dịch tả heo cổ điển, Tai xanh, ...
Do đây là vắc xin mới, vì vậy Trạm Chăn nuôi và Thú y và UBND các xã, thị trấn cần thực hiện nghiêm túc việc giám sát tiêm phòng và sau tiêm phòng, nếu có sự cố xảy ra báo cáo gấp về Trạm Chăn nuôi và Thú y. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y.
d) UBND các xã, thị trấn
- Rà soát tổng đàn, phân loại đàn heo thuộc diện tiêm phòng.
- Thực hiện tuyên truyền cho người dân tiêm phòng vắc xin DTHCP, các hộ chăn nuôi có nhu cầu tiêm phòng vắc xin điền vào đơn đăng ký tiêm phòng gửi về Trạm Chăn nuôi và Thú y (Phụ lục I đính kèm).
- Tuyên truyền thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi.
Theo nội dung Công văn này UBND huyện đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chủ động phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo đúng theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả./.
1851_UBND-KT_10-04-2024_CV TRIEN KHAI TP VACCIN DTHCP.signed.pdf
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Huỳnh Minh Trí
|