image advertisement
(0272) 2212 712
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image banner
 
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Lượt xem: 213

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN  KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

I. KẾT QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

Tính đến ngày 15/12/2023, UBND huyện sẽ thực hiện đạt và vượt đối với 23/23 chỉ tiêu[1] của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 (trong đó 21 chỉ tiêu theo Nghị quyết của HĐND huyện, 02 chỉ tiêu do UBND tỉnh giao).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Công nghiệp - Xây dựng:

- Giải phóng mặt bằng:

Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã chi trả bồi thường, hỗ trợ, GPMB được 971 hộ, 02 tổ chức/125,75ha/1.377,412 tỷ đồng (đạt 52,4% chỉ tiêu tỉnh giao 240ha), đạt 121,13% về diện tích so với năm 2022 (103,81ha), cụ thể:

+ Nhóm công trình vốn ngân sách: đã chi trả bồi thường, hỗ trợ, GPMB được 22 hộ, 01 tổ chức/1,64ha/25,553 tỷ đồng.

+ Nhóm công trình vốn doanh nghiệp: đã chi trả bồi thường, hỗ trợ, GPMB được 949 hộ, 01 tổ chức/124,11ha/1.351,859 tỷ đồng.

Kể từ khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 04/11/2021, huyện đã thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ được 1.712 hộ gia đình, cá nhân và 05 tổ chức với diện tích 255ha, số tiền chi trả hơn 2.878,88 tỷ đồng.

* Dự án Khu công nghiệp Nam Tân Tập: theo phương án được phê duyệt, dự án có 1.498 hộ/158,56 ha/2.112 tỷ đồng. Đến nay, đã bồi thường được 771 hộ/92,56 ha/1.066,66 tỷ đồng, đạt 59,01% về diện tích (tính luôn đất công đạt 65,93%, tính luôn các trường hợp đồng ý đạt 75,54%), Chưa bồi thường 727 hộ/54,06 ha/1.069,176 tỷ đồng, trong đó có 250 hộ/15,23 ha/287,94 tỷ đồng đăng ký nhận tiền bồi thường (riêng Khu B3, B4 có 06 hộ/0,747 ha/10,128 tỷ đồng) nhưng Công ty chưa chuyển đủ kinh phí để chi trả. Tiếp tục tổ chức tiếp xúc, vận động từng nhóm, khẩn trương hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực B3, B4 và đường vào.

Khu tái định cư Nam Tân Tập: đã kiểm đếm cơ bản xong được 227 hộ và 01 tổ chức/224.012m2/105 nhà ở, công trình, đạt tỷ lệ 99,9% về diện tích (hiện dự án còn 01 hộ/625m2 tiếp tục vận động cho kiểm đếm). Ngày 30/11/2023, UBND huyện có Công văn số 6354/UBND-KT gửi Sở Xây dựng góp ý đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Tái định cư Nam Tân Tập. Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với chủ đầu tư tập trung triển khai dự án Khu tái định cư Nam Tân Tập (dự kiến phê duyệt phương án, quyết định thu hồi đất ngày 22/12/2023).

- Xây dựng cơ bản:

+ Tổng kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách huyện quản lý năm 2023 là: 239,738 tỷ đồng/91 danh mục công trình[2]. Tổng giá trị giải ngân đến ngày 15/12/2023 là 212,325[3]/239,738 tỷ đồng, đạt 88,5% so với KH vốn được giao.

+ Tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh hỗ trợ cho huyện là 25,702 tỷ  đồng/11 công trình. Trong đó, 06 công trình khởi công mới và 05 công trình chuyển tiếp. Tổng giá trị giải ngân đến ngày 15/12/2023 là 20,699[4]/25,702 tỷ đồng, đạt 80,53% so với KH vốn được giao.

- Nguồn vốn bổ sung trong tháng 3 năm 2023: Tổng nguồn vốn là 18,830 tỷ đồng/13 danh mục công trình. Trong đó: 05 công trình khởi công mới, 08 danh mục công trình chuyển tiếp, đến nay đã giải ngân là 17,307/18,830 tỷ đồng đạt 92% kế hoạch vốn giao.

- Nguồn vốn bổ sung trong tháng 6 năm 2023: kế hoạch vốn bổ sung là 13,497 tỷ đồng. Trong đó: bổ sung vốn cho 5 danh mục công trình khởi công mới và 16 danh mục công trình chuẩn bị đầu tư vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ trong năm 2024, bổ sung kế hoạch vốn cho 14 danh mục công trình đã phê duyệt quyết toán. Đến nay đã giải ngân được 10,121/13,497 tỷ đồng đạt 72% kế hoạch vốn giao.

- Về 02 công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025: công trình cầu bắc qua sông Cần Giuộc: đã tổ chức Lễ khánh thành đưa vào sử dụng vào ngày 30/8/2023 (vượt tiến độ kế hoạch); Đường N18 kết hợp khu dân cư thị trấn Cần Giuộc: UBND tỉnh đã có Quyết định số 8450/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ngày 18/10/2023, UBND tỉnh có Quyết định số 9657/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án. Ngày 27/11/2023, Liên danh Thắng Lợi Group và HACC1 đã nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công xin chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án. Ngày 30/11/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 5289/SKHĐT-KTĐN về việc lấy ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận nhà đầu tư dự án.

- Tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các công trình giao thông kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh (ĐT.826, ĐT.826C, ĐT.835B), quan tâm đầu tư các công trình mang tính điểm nhấn của huyện, nhằm nâng cao tinh thần của nhân dân (Quảng trường sông Cần Giuộc, Biểu tượng huyện Cần Giuộc); chú trọng công tác chỉnh trang đô thị theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Triển khai Nghị quyết số 68-NQ/HU ngày 23/10/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

- Công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường

* Về quản lý đất đai: tiếp nhận và giải quyết 35.796/36.336 hồ sơ, trong đó, hồ sơ tiếp nhận mới là 35.796 hồ sơ, hồ sơ kỳ trước mang sang là 540 hồ sơ, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đạt 98,5% (giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó, hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn là 96,7% (34.649/35.796 hồ sơ) (tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022), đang giải quyết 1.687 hồ sơ trong hạn. Cấp 105 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn huyện.

- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.

- Thanh lý thửa đất số 4 (mpt), tờ bản đồ số 11, diện tích 382m2 tại thị trấn Cần Giuộc (Nhà sách Cần Giuộc), với giá trúng đấu giá là 22,150 tỷ đồng.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 2616/ĐA-UBND ngày 08/6/2023 của UBND huyện về quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả quỹ đất công trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

- Chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn tập trung giải quyết nhanh các hồ sơ trên lĩnh vực đất đai, góp phần tăng thu tiền sử dụng đất, phục vụ đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

- Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai; khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn; tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong vùng quy hoạch dự án[5]; Tiếp tục tập trung đôn đốc thu hồi tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo Kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Tổ chức thanh tra công tác quản lý đất đai và xây dựng trên địa bàn xã Long An (từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2022).

- Ban hành 09 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền phạt là 100.336.696 đồng (đã đóng phạt 04 trường hợp với số tiền 44.807.378 đồng và 01 trường hợp tự nguyện khắc phục hậu quả khôi phục lại hiện trạng ban đầu).

* Về quản lý môi trường[6]:

- Thường xuyên kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt và tình hình quét dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023; Lễ phát động "Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023"; Kế hoạch thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện Cần Giuộc năm 2023; Công văn triển khai thực hiện Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ; Công văn tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.

- Tổ chức lễ phát động phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thí điểm tại xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc.

- Tổng khối lượng rác sinh hoạt được thu gom, vận chuyển và xử lý tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/11/2023 với tổng khối lượng rác là 18.727,74 tấn, tổng chi phí xử lý là 11.201.698.246 đồng.

* Về quản lý xây dựng:

- Cấp 207 GPXD[7], tổng DT sàn xây dựng 37.086,19 m2.

- Tổ chức thanh tra công tác xây dựng trên địa bàn xã Phước Lại (từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023).

- Ban hành quyết định xử phạt VPHC 10 trường hợp[8], với số tiền xử phạt 473.750.000 đồng; 01 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Có 06 trường hợp nộp phạt, với số tiền thu phạt 176.250.000 đồng).

- Ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/HU ngày 03/3/2023 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai, xây dựng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu dân cư hiện hữu theo định hướng xây dựng thành phố Cần Giuộc giai đoạn 2023 – 2030; Nghị quyết số 69-NQ/HU ngày 23/10/2023 của Huyện ủy về đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động xây dựng và san lấp mặt bằng.

* Quản lý quy hoạch, đô thị, giao thông vận tải

- Tổ chức họp thông qua đồ án quy hoạch chung Đô thị Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2045.

- Tổ chức họp thông qua: Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 thị trấn Cần Giuộc mở rộng tại thị trấn Cần Giuộc; Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Khu tái định cư Nam Tân Tập diện tích khoảng 22,41ha tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc do Công ty TNHH Saigontel Long An làm chủ đầu tư; Khu tái định cư Tân Tập tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Long An làm chủ đầu tư; Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư – Tái định cư Hải Sơn; Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu phức hợp nhà ở kết hợp thương mại thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

- Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nam Tân Tập, xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An do Công ty TNHH Saigontel Long An làm chủ đầu tư.

- Kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương rà soát, thu hồi đối với các dự án chậm triển khai[9].

1.2. Thương mại - dịch vụ

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2023 ước đạt 993,82 tỷ đồng (trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ qua mạng lưới các chợ ước đạt 367,71 tỷ đồng), tăng 2,74% so với cùng kỳ năm 2022.

- Dự lễ hợp long 07 cầu Cảng Quốc tế Long An và chính thức khai trương dịch vụ khai thác Container vào ngày 24/6/2023.

- Ban hành Quyết định xử phạt VPHC đối với 03 trường hợp vi phạm trên lĩnh vực điện lực[10], với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

   1.3. Tài chính – Tín dụng:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thực hiện đến ngày 15/12/2023 được 668,986 tỷ đồng, đạt 105,18% dự toán tỉnh giao (636 tỷ đồng), đạt 103,87% dự toán HĐND huyện giao (644 tỷ đồng)[11]bằng 99% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 15/12/2023 được 836,807  tỷ đồng, đạt 104% dự toán (803,937 tỷ đồng) và bằng 91% so với cùng kỳ[12] năm 2022.

1.4. Sản xuất nông nghiệp

Trồng lúa: diện tích đã gieo trồng (vụ Đông Xuân, vụ Mùa) 3.844,3 ha; tổng sản lượng lũy kế đến nay khoảng 30.905,5 tấn, đạt 110,38% so với kế hoạch.

Trồng rau: diện tích rau màu gieo trồng 1.700 ha, sản lượng lũy kế đến nay khoảng 135.200 tấn, đạt 100,15% so với kế hoạch. Toàn huyện, hiện có 1.314 ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao đạt 101% kế hoạch (1.300ha).

Diện tích thả nuôi tôm: lũy kế khoảng 2.324,7 ha (tôm sú, tôm thẻ), sản lượng lũy kế đến nay khoảng 5.390,35 tấn, đạt 103,66% so với kế hoạch; diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao khoảng 485ha (đạt 103% kế hoạch). 

Chăn nuôi: Tổng đàn heo hiện tại khoảng 2.000 con, gà 472.538 con, vịt 75.955 con, trâu 220 con, bò thịt 984 con, dê 1.685 con, chim cút 61.000 con. Số nhà yến hiện tại là 91 nhà.

* Công tác xây dựng nông thôn mới:

- Được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã Tân Tập đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022; xã Phước Vĩnh Tây và xã Long Hậu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; xã Thuận Thành, xã Long An và xã Long Phụng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022; lũy kế đến nay, toàn huyện có 13/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 06 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Phước Hậu, Mỹ Lộc, Phước Lý, Thuận Thành, Long An và Long Phụng.

- Được Đoàn thẩm định của tỉnh thống nhất bỏ phiếu xã Phước Vĩnh Đông đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới năm 2022; UBND huyện đã hoàn chỉnh hồ sơ gửi tỉnh đề nghị công nhận xã Phước Hậu đạt xã NTM kiểu mẫu năm 2023 trên lĩnh vực Văn hóa.

- Được UBND tỉnh công nhận Nghề truyền thống sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng tại ấp Tân Thanh B, xã Phước Lại (tại Quyết định số 7022/QĐ-UBND ngày 03/8/2023) và Nghề truyền thống sản xuất, chế tác kim hoàn bằng vàng tại ấp Long Thời, xã Long Thượng (tại Quyết định số 11127/QĐ-UBND ngày 24/11/2023); lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 05 nghề truyền thống[13].

- Được UBND tỉnh quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2023 (Bộ Tam đa Phúc Lộc Thọ mỹ nghệ và Ghế thờ chân hùm mỹ nghệ).

- Tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP triển lãm chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản năm 2023 tại  Khu đô thị Waterpoint - Nam Long, huyện Bến Lức.

- Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh thẩm định, trình tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với 02 sản phẩm đạt 4 sao (Lạp xưởng heo tươi Hữu Châu; Lạp xưởng tôm tươi Hữu Châu) tại Tờ trình số 4995/TTr-UBND ngày 03/10/2023 của UBND huyện.

- Trong năm, UBND huyện công nhận 08 sản phẩm (đạt 3 sao) thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm[14], lũy kế huyện có 22 sản phẩm đạt 3 sao[15].

- Kịp thời xử lý sạt lở bờ sông Cần Giuộc, bờ phía xã Phước Lại cặp ĐT.826C; Tu sửa, xử lý khẩn cấp sạt lở bờ rạch Bàu Le, xã Phước Vĩnh Đông  và bờ sông Ông Chuồng, xã Phước Vĩnh Tây để đảm bảo an toàn giao thông, tài sản, tính mạng của người dân.

2. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

2.1. Tiếp tục tập trung thực hiện thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội địa phương[16]. Tiếp tục tăng cường hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng "Long An số"; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Thể thao, Du lịch; công tác quản lý và tổ chức lễ hội; công tác xây dựng đời sống văn hóa, triển khai biểu mẫu thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng và cấp xã. Tiếp tục triển khai thực hiện công tác nâng cao chất lượng của các Tổ công nghệ số cộng đồng, gắn với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức kiểm tra 32 cuộc, 103 lượt cơ sở (65 lượt cơ sở karaoke, 28 lượt cơ sở game bắn cá, 09 lượt cơ sở internet, 06 lượt kiểm tra lễ hội, 04 lượt cơ sở phát hành), chưa phát hiện trường hợp vi phạm.

Tổ chức chu đáo Lễ khánh thành Cầu Cần Giuộc – Công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII.

Tổ chức chỉnh trang cáp viễn thông trên cột điện và chỉnh trang cột treo cáp viễn thông riêng biệt năm 2023, đến nay đã chỉnh trang được 146.310 mét, đạt 99,45% so với kế hoạch (147.110 mét).

2.2. Trong kỳ, được UBND tỉnh quyết định công nhận 07 trường[17] đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1; lũy kế tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện theo tiêu chí mới là 42/54 trường (tỷ lệ đạt 77,77%)[18]. Tổ chức triển khai Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 (từ ngày 02 - 08/10/2023). Tổ chức Hội nghị tổng kết 09 năm kết thúc dự án Chương trình Hỗ trợ Giáo dục cho nữ sinh Room to Read tại huyện. Tiếp tục thực hiện công tác tự đánh giá trường học, nhất là các trường trong lộ trình, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Phối hợp thực hiện công tác thuyên chuyển giáo viên ra ngoài huyện và tiếp nhận giáo viên ngoài tỉnh năm 2023.

Phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT (tỷ lệ tốt nghiệp là 99,7%) và tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 (tỷ lệ trúng tuyển là 82,68%) đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đến nay tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tham gia học tập tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học là 73,76%. Công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông năm 2023 được quan tâm thực hiện, đảm bảo có hiệu quả. Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023-2024 theo đúng Kế hoạch. Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023).

Tổ chức Lễ trao học bổng tiếp sức đến trường cho 12 sinh viên với tổng kinh phí 120.000.000 đồng. Tổ chức Lễ trao học bổng tiếp sức học sinh – sinh viên nghèo vượt khó đến trường và tuyên dương học sinh giỏi cho 123 học sinh, sinh viên với tổng kinh phí là 367 triệu đồng từ Quỹ khuyến học Nguyễn Thị Một và Quỹ khuyến học huyện.

            2.3. Tập trung thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết và Zika, bệnh tay-chân-miệng, đậu mùa khỉ, cúm mùa, Mác-bớc,… theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn huyện. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm Y tế đạt 95,24%.

Đã khám và điều trị bệnh cho 368.783 lượt người (đạt 97% so với cùng kỳ năm 2022); tình hình dịch bệnh trên địa bàn: trong kỳ ghi nhận 153 ca mắc mới Covid-19[19]; sốt xuất huyết mắc 306 ca (giảm 990 ca so với cùng kỳ năm 2022); tay chân miệng mắc 741 ca (tăng 517 ca so với cùng kỳ năm 2022); cúm mắc 375 ca (giảm 16 ca so với cùng kỳ năm 2022); số trẻ sinh trong 11 tháng là 2.296 trẻ (tăng 145 trẻ so với cùng kỳ năm 2022), trong đó sinh con thứ 3 trở lên là 49 trẻ (giảm 10 trẻ so với cùng kỳ năm 2022).

2.4. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ cho các đối tượng chính sách, trợ giúp xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2023[20], triển khai giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023[21]. Tổ chức hoạt động thăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, chúc thọ người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,… nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 theo quy định với kinh phí trên 10 tỷ đồng[22]. Tổ chức xây dựng và sửa chữa 16 căn nhà tình nghĩa, tổng kinh phí 710 triệu đồng. Tổ chức Đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) với tổng kinh phí 100.000.000 đồng do Quỹ Hoa Hòa Bình tài trợ. Tổ chức Đoàn đi thăm, tặng quà Mẹ VNAH, AHLLVTND, thương, bệnh binh nặng nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023); Tổ chức thăm, tặng quà Tết Trung thu cho trẻ em năm 2023; Tổ chức rà soát hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình cuối năm 2023.

3. Công tác quốc phòng - an ninh, nội chính, cải cách hành chính

3.1. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai nghiêm túc, kịp thời. Hoàn thành công tác tuyển quân năm 2023, giao quân 200 công dân đạt 100% chỉ tiêu ở 2 cấp (huyện, xã). Tổ chức Đoàn cán bộ đi thăm, chúc Tết cổ truyền Chol Ch'năm Th'mây và ký kết biên bản hợp tác năm 2023 với Chi khu Quân sự Thành phố Ba Vét/Tiểu khu Quân sự tỉnh Svay Rieng/ Campuchia. Tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023.

Tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ các xã và diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm – cứu nạn năm 2023; Tổ chức thành công diễn tập chiến đấu phòng thủ huyện năm 2023. Tổ chức xét duyệt Nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tổ chức sơ tuyển sức khỏe gọi công dân nhập ngũ năm 2024 (thời gian thực hiện từ ngày 10/10/2023 – 13/11/2023).

3.2. Chỉ đạo lực lượng công an tập trung thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chủ động nắm chắc tình hình, quản lý chặt địa bàn, đối tượng, không để phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự, đặc biệt dịp các Lễ, hội mùa xuân năm 2023, lễ Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 01/5, kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2023).

Mở đợt cao điểm vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID, VssID và Long An số trên địa bàn huyện, thực hiện trong tháng 8/2023 (đồng loạt ra quân vào ngày 04/8/2023). Khảo sát thực tế các khu vực, công trình, nhà ở có nguy cơ cháy cao để tập trung PCCC và CNCH trên địa bàn huyện đảm bảo có hiệu quả. Tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện mô hình "Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người thi hành án hình sự tại cộng đồng và người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng" trên địa bàn huyện tại xã Tân Tập; Triển khai Kế hoạch về công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm ở xã Long Thượng, xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc ở xã Long Hậu và triển khai mô hình "Nhân viên dịch vụ chuyển phát nhanh tham gia phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật". Tăng cường phòng chống hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn huyện. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giai thông" năm 2023.

Từ đầu năm đến nay, đã cấp được 17.740 Căn cước công dân, lũy kế đã cấp 181.977 Căn cước công dân (đạt 100%). Cấp Định danh điện tử cho 81.843 trường hợp, lũy kế 120.220/181.977 trường hợp, chiếm tỷ lệ 66,06% trường hợp, trong đó, kích hoạt Định danh điện tử mức 1, mức 2 cho 97.533/92.441  trường hợp, đạt tỷ lệ 105,51%.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. So với cùng kỳ năm 2022: xâm phạm trật tự xã hội xảy ra 58/61 vụ (giảm 03 vụ); tổ chức triệt xóa 27/37 vụ tội phạm về ma túy (giảm 10 vụ); tai nạn giao thông xảy ra 05/08 vụ (giảm 03 vụ); phát hiện triệt xóa 124/135 điểm tệ nạn xã hội (giảm 11 điểm); tình hình cháy, nổ xảy ra 01/00 vụ (tăng 01 vụ); tội phạm về kinh tế xảy ra 03/01 vụ (tăng 02 vụ).

3.3. Duy trì và thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân; đã tiếp 663 lượt người (lãnh đạo huyện tiếp 157 lượt người); Tổng số đơn nhận trong kỳ là 403 đơn, trong đó: kỳ trước chuyển sang 38 đơn, tiếp nhận mới 365 đơn; đã giải quyết 30/30 đơn khiếu nại (100%); giải quyết 03/03 đơn tố cáo (100%); giải quyết 324/366 đơn kiến nghị, phản ánh (tỷ lệ 88,52%).

3.4. Ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác Cải cách hành chính và nâng cao chỉ số Cải cách hành chính huyện năm 2023; Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí thi đua Cụm thi đua số II, tỉnh Long An năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp nâng cao thứ hạng năm 2023; Quyết định công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cần Giuộc; Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2023 trên địa bàn huyện; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2023 trên địa bàn huyện Cần Giuộc; Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ và các văn bản có liên quan; Thành lập Phòng Y tế thuộc UBND huyện theo Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 29/6/2023 của HĐND huyện.

Tổ chức kiểm tra công vụ tại các phòng, ban huyện, UBND các xã, thị trấn, Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc; tinh thần trách nhiệm, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức.

Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023; Triển khai thực hiện Chương trình "Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp" giai đoạn 2022-2030; Tổ chức các đợt cao điểm tập trung thi hành án dân sự năm 2023.

Tổ chức kỳ thi tuyển công chức cấp xã năm 2022 (đợt 3), kết quả có 18 thí sinh trúng tuyển; Tổ chức tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện năm 2022 (đợt 2) kết quả có 20 thí sinh trúng tuyển; Tổ chức tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện năm 2023 kết quả có 43 thí sinh trúng tuyển.

Phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại của Bí thư Huyện ủy với nhân dân năm 2023 về chủ trương xây dựng huyện trở thành Thành phố (đô thị loại 3) trong thời gian tới; Tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch UBND huyện với Nhân dân năm 2023 về "Tình hình An ninh, trật tự" trên địa bàn xã Long Hậu; Tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND huyện với công nhân, viên chức, người lao động năm 2023.

Chủ tịch UBND huyện đã Quyết định khen thưởng cho 443 tập thể và 1.553 cá nhân có thành tích tốt trên các lĩnh vực; công nhận 68 tập thể đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến; 16 tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 1.802 cá nhân đạt danh hiêu Cá nhân Lao động tiên tiến; 146 cá nhân đạt danh hiêu Chiến sĩ thi đua cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2022-2023; công nhận 153 sáng kiến;...

3.5. Tình hình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: đã tiếp nhận 44.055 hồ sơ (trong đó, tiếp nhận mới 41.795 hồ sơ, kỳ trước mang sang 2.260 hồ sơ), có 37.908 hồ sơ trực tuyến (đạt 94,48%); kết quả giải quyết hồ sơ theo Bộ thủ tục hành chính 42.274 hồ sơ, trong đó có 42.250 hồ sơ đúng hạn và trước hạn (đạt tỷ lệ 99,94%), quá hạn 24 hồ sơ (tỷ lệ 0,06%), đang giải quyết 1.781 hồ sơ. Thanh toán trực tuyến: 12.702/42.274 hồ sơ, đạt 30,05%.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt đạt được

- Công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, lũy kế đến nay được 971 hộ, 02 tổ chức/125,75ha/1.377,412 tỷ đồng (đạt 52,4% chỉ tiêu tỉnh giao 240ha), đạt 121,13% về diện tích so với năm 2022 (103,81ha).

- Công trình Cầu bắc qua sông Cần Giuộc - công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XII được tập trung thực hiện, khánh thành đưa vào sử dụng sớm so với kế hoạch; việc triển khai các công trình xây dựng cơ bản gắn với giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 được thực hiện tốt, nhất là khởi công mở rộng, nâng cấp tuyến đường kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh (ĐT.835B qua các xã Phước Hậu, Long Thượng và Phước Lý; ĐT.826 đoạn từ mố A Cầu Tràm đến ranh Thành phố Hồ Chí Minh); quan tâm đầu tư các công trình mang tính điểm nhấn của huyện, nhằm nâng cao tinh thần của nhân dân (Quảng trường sông Cần Giuộc, Biểu tượng huyện Cần Giuộc); chú trọng công tác chỉnh trang đô thị theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Công tác xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện, kết quả được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận xã Tân Tập đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022; xã Phước Vĩnh Tây và xã Long Hậu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; xã Thuận Thành, xã Long An và xã Long Phụng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 (vượt 03 xã nông thôn mới và vượt 01 xã nông thôn mới nâng cao so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2023).

- Công tác thông tin, tuyên truyền tiếp tục được tập trung thực hiện có hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng; Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là các gia đình chính sách, người có công, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,... được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng quy định pháp luật.

- Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ổn định; tội phạm hình sự, tội phạm về ma túy, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm so với cùng kỳ, đặc biệt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2023 huyện Cần Giuộc được xếp hạng hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ, đứng nhất tỉnh; Tổ chức thành công diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp huyện năm 2023 được Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh đánh giá cao; công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu 02 cấp.

2. Tồn tại, hạn chế

- Thu cân đối ngân sách chưa đạt theo kế hoạch, giảm so với cùng kỳ (bằng 74,71%); công tác thanh lý, đấu giá các thửa đất công gặp nhiều khó khăn. 

- Tiến độ triển khai thực hiện đối với công trình Đường N18 kết hợp khu dân cư thị trấn Cần Giuộc còn chậm so với kế hoạch đề ra.

- Công tác vận động bồi thường, giải phóng mặt bằng tuy tập trung quyết liệt nhưng kết quả chưa đạt như kỳ vọng (được 125,75 ha, đạt 52,4% kế hoạch tỉnh giao năm 2023).

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng ở một vài địa phương còn chưa chặt chẽ. Cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị có lúc, có nơi chưa đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp.

- Đội ngũ giáo viên, y tế thiếu so với yêu cầu.

- Tình hình an ninh trật tự, phạm pháp hình sự, ma túy, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, nhất là các địa bàn giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyên nhân

- Khách quan: tình hình suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng; các nhà đầu tư chưa đảm bảo tài chính để phối hợp chuyển kinh phí chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân (Khu công nghiệp Nam Tân Tập; Khu đô thị Năm Sao; Khu tái định cư Năm Sao; Khu dân cư nông thôn, tại xã Phước Lý,...).

- Chủ quan: công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, trách nhiệm chưa cao; trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thủ trưởng một số phòng, ban chuyên môn huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn còn giao khoán cho cán bộ chuyên môn, chưa sâu sát, nắm vững lĩnh vực phụ trách để chủ động đề xuất biện pháp xử lý hiệu quả.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

I. Mục tiêu: Hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024.

II. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Chỉ tiêu về kinh tế (06 chỉ tiêu)

            - Sản lượng lương thực (lúa): 28.000 tấn/năm; sản lượng rau màu: 135.000 tấn/năm (diện tích rau công nghệ cao 1.300 ha); sản lượng tôm: 5.200 tấn/năm.

            - Huy động thu ngân sách nhà nước 667 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước huyện phấn đấu 682,082 tỷ đồng. Chi ngân sách 867,273 tỷ đồng.

- Tỷ lệ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100%; tỷ lệ đường trục ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 75%.

2.2. Chỉ tiêu về xã hội (12 chỉ tiêu)

- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

            - Tỷ lệ hộ đạt nếp sống văn minh, gia đình văn hóa: ≥96%.

            - Duy trì 100% xã đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế.

            - Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế >95%.

            - Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi: <8,2%.

            - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: <0,9%.

            - Số bác sĩ/vạn dân: 7,7.

            - Phấn đấu 79,63% (43/54) trường đạt chuẩn quốc gia.

            - Giảm 10% số hộ nghèo theo tiêu chí mới so với đầu năm 2024.

            - Tỷ lệ lao động qua đào tạo >75%; trong đó có bằng cấp, chứng chỉ >32%.

- Đào tạo nghề cho 3.500 lao động;

- Giải quyết việc làm cho 4.300 lao động.

2.3. Chỉ tiêu về môi trường (03 chỉ tiêu)

            - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh ở đô thị là 100%, nông thôn là 99%, trong đó nước sạch phấn đấu đạt >70%.

- Tỷ lệ thu gom, xử lý rác sinh hoạt đối với các tuyến đường có tập trung đông dân cư khu vực thị trấn Cần Giuộc đạt 100%; ven trục đường giao thông chính đạt 95%.

III. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

3.1. Lĩnh vực kinh tế

3.1.1. Công nghiệp – xây dựng

Kiểm tra bảo quản và bảo hành công trình Cầu bắc qua sông Cần Giuộc. Triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xin cấp phép xây dựng và xây dựng một số hạng mục dự án Đường N18 kết hợp khu dân cư thị trấn Cần Giuộc – công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Triển khai các nội dung cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng và công nhận đô thị loại III như: Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, chương trình phát triển đô thị,... Hoàn chỉnh hồ sơ, trình phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Cần Giuộc, tỉnh Long An đến năm 2045. Trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng các dự án mà UBND tỉnh đã cho chủ trương. Thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ đối với các dự án đã đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất năm 2024.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư trên địa bàn huyện, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An. Tập trung triển khai thực hiện Chương trình giải phóng mặt bằng, tái định cư và ổn định đời sống người dân vùng thu hồi đất giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 đạt chỉ tiêu 700ha (chỉ tiêu phấn đấu 1.000ha); kịp thời tháo gỡ, triển khai đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm: ĐT.827E, khai thác quỹ đất sạch dọc ĐT.826D, đường Tân Tập – Long Hậu (đoạn từ Vành đai 4 đến ĐT.830), KCN Long Hậu 3, KCN Đông Nam Á giai đoạn 2 (288ha), KCN Nam Tân Tập, KCN Tân Tập, các cụm công nghiệp, khu tái định cư tập trung, nghĩa trang, Khu đô thị, tái định cư Năm Sao.... 

Chi đầu tư phát triển năm 2024 phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025; tập trung huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị. Đẩy nhanh thực hiện các thủ tục để thanh lý đất công, tài sản công. Bố trí vốn cho các công trình quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Tiếp tục đầu tư chỉnh trang đô thị theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp; phối hợp các Sở, ngành tỉnh triển khai thi công các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh: ĐT.826E (đoạn từ giao ĐT.826C đến cầu Cần Giuộc) và đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT.826E; khởi công ĐT.826C các đoạn còn lại.

Thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2024. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về khai thác hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững, Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Long An giai đoạn 2010 - 2030 và các định hướng ưu tiên về tài nguyên và môi trường của chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, chiến lược bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn huyện; thực hiện đóng bít các giếng khoan của hộ gia đình, cá nhân khi có đường cấp nước tập trung đi qua ổn định về số lượng, chất lượng.

Tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 53-NQ/HU ngày 03/3/2023 của Huyện ủy, Nghị quyết số 69-NQ/HU ngày 23/10/2023 của Huyện ủy về đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết số 68-NQ/HU ngày 23/10/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 29/6/2023 của HĐND huyện và Kế hoạch số 1657/KH-UBND ngày 17/4/2023 của UBND huyện; giao chỉ tiêu sử dụng đất cho các địa phương bảo đảm thực hiện công khai, khách quan trong công tác đăng ký, xét duyệt nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đúng quy định; thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất công trên địa bàn huyện. Phát hiện, phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ngay từ đầu; theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả.

3.1.2. Tài chính – tín dụng

Xây dựng dự toán ngân sách năm 2024 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tăng cường công tác chỉ đạo thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, đủ, khai thác mọi nguồn thu, không lạm thu và chống thất thu, đẩy mạnh thu nợ thuế, tập trung thu hết nợ đọng thuế (nhất là nợ tiền sử dụng đất, tập trung các trường hợp nợ quá hạn), đồng thời phấn đấu không để phát sinh nợ mới. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa thu – chi ngân sách, nâng tỷ lệ chi đầu tư phát triển, giảm chi sự nghiệp. Tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Tiếp tục thực hiện các biện pháp hữu hiệu, cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước. Đồng thời, thực hiện cắt giảm chi tương ứng khi thu không đạt dự toán.

3.1.3. Thương mại - dịch vụ

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục thực hiện cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tập trung phát triển thương mại điện tử, gắn với công tác chuyển đổi số; tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư tham gia mở rộng thị trường, đầu tư thêm hệ thống siêu thị và nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ hiện đại khác, nhất là các loại hình hoạt động kinh tế ban đêm nhằm phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng được tốt hơn.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, ngăn chặn lợi dụng đầu tư, găm hàng, nâng giá, thu lợi bất chính (nhất là lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu); kiểm tra, kiểm soát chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tập trung củng cố, chấn chỉnh tình hình mua bán tại các chợ theo hướng văn minh, trật tự, an toàn; quản lý hiệu quả các chợ tự phát trên các tuyến đường giao thông.

3.1.4. Sản xuất nông nghiệp

Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau và nuôi tôm nước lợ gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, quảng bá, nâng cao hình ảnh sản phẩm nông sản chất lượng cao của địa phương, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các trang thương mại điện tử, giảm phụ thuộc vào thương lái hoặc trung gian. Phối hợp các đơn vị có liên quan vận hành đóng mở các công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân. Tập trung thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các tình huống, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Hoàn thiện, gửi thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện Cần Giuộc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; tiếp tục thực hiện công tác xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.

3.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình (43/54 trường); duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tiếp tục thực hiện xây dựng xã hội học tập, phát triển các mô hình xã hội học tập. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; triển khai thực hiện có hiệu quả việc "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" theo lộ trình; chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục. Triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện.

Tập trung thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, thực hiện BHYT cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định. Tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định, nhất là sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, các bệnh nguy hiểm trên người khác. Thực hiện BHYT cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định. Chủ động triển khai công tác y tế dự phòng không để dịch bệnh xảy ra, vệ sinh phòng dịch, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân; phối hợp các Bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh (Bệnh viện Thống nhất, Bệnh viện Nhân dân 115) để nâng cao chất lượng hoạt động Bệnh viện Đa khoa khu vực Cần Giuộc, chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y, bác sĩ.

Tổ chức tốt kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trong năm với các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, đặc biệt là kỷ niệm 160 năm ngày thành lập huyện Cần Giuộc (09/11/1864 - 09/11/2024). Tiếp tục giữ vững và nâng chất các tiêu chí thuộc lĩnh vực Văn hóa, thông tin và truyền thông trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng.

Triển khai đồng bộ các chính sách đối với người có công, dạy nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu giảm 10% hộ nghèo so với đầu năm 2024; giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở cho hộ chính sách, hộ nghèo.

3.3. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nội chính, cải cách hành chính

Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm. Đảm bảo giao quân năm 2024 đạt chỉ tiêu 02 cấp. Tăng cường kiểm tra xử lý trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường, buôn lậu, gian lận thương mại, phòng cháy chữa cháy (cơ sở karaoke, massage, cơ sở thu mua phế liệu,…). Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước công dân và thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân định kỳ, đột xuất và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị theo đúng thời gian quy định; chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng. Rà soát, tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn tồn đọng.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông hướng đến sự hài lòng của tổ chức và cá nhân. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Hành chính công, chỉ số PAPI, PAR INDEX, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, dịch vụ bưu chính công ích. Phấn đấu đạt thứ hạng cao công tác cải cách hành chính, thi đua – khen thưởng năm 2024.

Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của UBND huyện./.

 6773_BC-UBND_15-12-2023_1. BC tình hình phát triển KT-XH NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2024-6773.signed.pdf

6773_BC-UBND_15-12-2023_PHU LUC CHI TIEU KTXH 2023-6773.signed.pdf

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(đã ký)

Nguyễn Anh Đức

 



[1] Trong đó có 12 chỉ tiêu vượt, 11 chỉ tiêu đạt theo kế hoạch.

[2] Gồm: 48 công trình chuyển tiếp, 31 công trình khởi công mới, 01 công trình BTGPMB, 11 công trình đã phê duyệt quyết toán.

[3] Không bao gồm nguồn vốn tạm ứng năm trước chuyển sang: 28.213.678.598 đồng.

[4] Không bao gồm nguồn vốn tạm ứng năm trước chuyển sang là 1.220.300.000 đồng

[5] Công văn số 345/UBND-KT ngày 03/02/2023 của UBND huyện; Công văn số 389/UBND-KT ngày 08/02/2023 của UBND huyện; Công văn số 396/UBND-KT ngày 08/02/2023 của UBND huyện; Công văn số 975/UBND-KT ngày 14/3/2023 của UBND huyện.

[6] Ban hành Công văn tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện; Công văn hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2023; Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cấp huyện năm 2022; Công văn xin ý kiến UBND tỉnh, Sở Xây dựng về đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt; Công văn về việc tăng cường công tác tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn huyện.

[7] Gồm: 168 GPXD nhà ở riêng lẻ đô thị, DT sàn xây dựng 24.490,57 m2; 33 GPXD sửa chữa, cải tạo nhà ở, DT sàn xây dựng 2.419,52 m2; 06 GPXD công trình, DT sàn xây dựng 10.176,10 m2.

[8] Trong đó: xây dựng không phép: 04; xây dựng sai nội dung giấy phép sửa chữa, cải tạo được cấp: 01; xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp: 01; chiếm dụng đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở: 01; xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng + vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình: 01; Xây dựng nhà ở riêng lẻ không đúng với quy hoạch xây dựng được duyệt: 02.

[9] Cụm công nghiệp Tân Tập và Khu dân cư – tái định cư do Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng Công nghiệp Tân Tập làm chủ đầu tư tại xã Long An; Cụm công nghiệp Đông Quang và Khu dân cư – tái định cư Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Vĩnh Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư tại xã Long Phụng; Cụm công nghiệp Long Phụng và khu dân cư – tái định cư tại xã Long Phụng; Khu dân cư nông thôn do Công ty TNHH Bất động sản Hà Thảo Phước Lý làm chủ đầu tư.

[10] 01 trường hợp vi phạm: Ném cửa sắt cầm tay va chạm vào đường dây trung thế gây sự cố lưới điện; 01 trường hợp vi phạm: Điều khiển xe cẩu xích để di chuyển cây xanh và để cây xanh va vào đường dây trung thế gây dự cố lưới điện; 01 trường hợp trộm cắp điện.

[11] Tuy nhiên, nếu loại trừ khoản thu tiền sử dụng đất (276,731 tỷ đồng) thì số thu ngân sách nhà nước là 392,255 tỷ đồng, đạt 82,4% dự toán tỉnh giao đầu năm (476 tỷ đồng), đạt 82,4% dự toán huyện giao đầu năm (476 tỷ đồng) và bằng 74,71% so với cùng kỳ.

[12] Trong đó, chi đầu tư phát triển: 333,969 tỷ đồng, đạt 171% dự toán (195,015 tỷ đồng) và bằng 95% so với cùng kỳ; Chi thường xuyên: 502,837 tỷ đồng, đạt 85% dự toán (592,843 tỷ đồng) và bằng 89% so với cùng kỳ, trong đó, ngân sách huyện chi 389,067 tỷ đồng, đạt 85% dự toán (456,517 tỷ đồng), ngân sách xã chi 113,77 tỷ đồng, đạt 83% dự toán (136,326 tỷ đồng).

[13] Nghề chế tác kim hoàn (nghề bạc) tại ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành; Nghề sản xuất đặc sản lạp xưởng tươi khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc; Nghề sản xuất ghe xuồng ấp Tân Quang I, xã Đông Thạnh; Nghề sản xuất, chế biến đặc sản mắm còng ấp Tân Thanh B, xã Phước Lại; Nghề truyền thống sản xuất, chế tác kim hoàn bằng vàng tại ấp Long Thời, xã Long Thượng.

[14] Sản phẩm Hoa tai bạc Hoàng Long của hộ sản xuất kinh doanh Trang sức bạc Trịnh Hoàng Long, ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành; Sản phẩm Dưa lưới Long Phụng Farm của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản Long Phụng, xã Long Phụng; Tranh điêu khắc Hoàng Anh; Bộ lộc bình Hoàng Anh; Lạp xưởng bò Hữu Châu; Thịt nguội giò thủ Hữu Châu; Lạp xưởng heo Hữu Châu; Lạp xưởng tôm Hữu Châu.

[15] Rau xà lách Batavia của Tổ hợp tác Xuân Huy Thịnh; Rau nước mát và Rau thơm của HTX Phước Thịnh; Hành lá, Cải xanh, Rau ngót, Cải ngọt và Cải Xoong của HTX Phước Hiệp; Dưa lưới mỹ thuật của Công ty CPĐTPTNN CNC Long An; Lạp xưởng Thanh Hương của Công ty TNHH TP Thanh Hương; Ghế thờ chân hùm, Bộ sạp quỳ tứ quý, Chò chưng trái cây và  Bộ tam đa Phúc Lộc Thọ của Cơ sở gỗ điêu khắc CNC Thúy Chiến; Hoa tai bạc Hoàng Long của hộ sản xuất kinh doanh Trang sức bạc Trịnh Hoàng Long, ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành; Dưa lưới Long Phụng Farm của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản Long Phụng, xã Long Phụng; Tranh điêu khắc Hoàng Anh; Bộ lộc bình Hoàng Anh; Lạp xưởng bò Hữu Châu; Thịt nguội giò thủ Hữu Châu; Lạp xưởng heo Hữu Châu; Lạp xưởng tôm Hữu Châu.

[16] Trọng tâm như: tuyên truyền công tác chuyển đổi số tại địa phương, phòng, chống dịch Covid-19, sốt xuất huyết, dịch bệnh đậu mùa khỉ, Mác-bớc, an toàn thực phẩm; kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam" (1943-2023); Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba năm 2023; Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mồng 10/3 ÂL); 48 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), Ngày Quốc tế lao động (01/5); hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy; kỷ niệm 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2023); 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) gắn với 112 năm Ngày Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (05/6/1911-05/6/2023); giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện; dự án khu công nghiệp Nam Tân Tập; tiết kiệm điện trong mùa khô; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tiếp tục tuyên truyền kích hoạt tài khoản định danh điện tử; kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2023), 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023); Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2023), 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2023) và các sự kiện khác trên địa bàn huyện...

[17] Trường Mầm non thị trấn Cần Giuộc; Trường THCS Nguyễn An Ninh, xã Long Thượng; Trường MG Rạng Đông, xã Mỹ Lộc; Trường TH Phước Vĩnh Đông, xã Phước Vĩnh Đông; Trường THCS Hồ Văn Long, xã Phước Lâm; Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Long An, xã Long An; Trường Mẫu giáo Phước Vĩnh Đông, xã Phước Vĩnh Đông.

[18] Mầm non: 14 trường; Tiểu học: 13 trường; TH&THCS: 04 trường; THCS: 10 trường; THPT: 01 trường.

[19] Tổng vắc xin nhận: 648.792 liều, tổng số vắc-xin đã sử dụng: 648.707 liều, chiếm tỷ lệ 99,9%. Kết quả tiêm vắc xin: Từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 là 192.506/182.558 (105,4%), mũi 2 là 184.841/182.558 (101%), mũi 3 là 150.933/182.558 (82,6%), mũi 4 là 87.741/90.017 (97,4%), mũi bổ sung: 3.260/3.265 (99,8%). Từ 12-17 tuổi trở lên: mũi 1 là 20.746/22.679 (91,4%), mũi 2 là 20.363/22.679 (đạt 89,7%), mũi 3 là 15.710/22.679 (69,2%). Từ 05-11 tuổi: mũi 1 là 19.715/18.685 (105%), mũi 2 là 17.831 /18.685 (95,4%).

[20] Vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa lũy kế 1.606.117.071 đồng, đạt 133,84% chỉ tiêu.

[21] Giới thiệu 5.541 lao động (chỉ tiêu 4.300 lao động), đạt tỷ lệ 128,8%; đào tạo nghề khoảng 3.894 người (chỉ tiêu 3.500 người), đạt tỷ lệ 111,25%.

[22] Chi từ ngân sách TW, tỉnh, huyện tặng quà tết cho đối tượng chính sách, Bảo trợ xã hội, hộ nghèo, trẻ em,… tổng cộng trị giá 2.348.500.000 đồng trên tổng số 8.614 người. Vận động các mạnh thường quân trao tặng quà Tết cho các đối tượng chính sách, trẻ em, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn,… tổng cộng 20.174 phần quà trị giá 8.000.708.0000đ đồng.

Tổ chức thăm, tặng quà cho 79 trẻ em bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại các cơ sở Bảo trợ xã hội và cộng đồng với kinh phí 23.700.000 đồng; thăm, tặng quà cho 213 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại các xã, thị trấn với kinh phí 68.100.000 đồng.


Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1