image advertisement
(0272) 2212 712
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image banner
 
Truyền thông tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Lượt xem: 78

Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất. Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất kích thích tăng trọng hay còn gọi là chất tạo nạc theo tên thông thường mà người chăn nuôi hay gọi là “cám thái”.

Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này.

1. Tác hại của chất tạo nạc lên cơ thể gia súc:

Hiện có 03 chất tạo nạc đang được sử dụng nhiều  trên thị trường là Salbutamol, Ractopamin và Clenbuterol. Trong đó, Salbutamol là chất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam ngành y tế vẫn sử dụng để điều trị hen suyễn.

Trên động vật, khi được cho ăn với một lượng lớn mỗi ngày và thường sử dụng vào các tháng cuối của giai đoạn vỗ béo. Nhóm chất này kích thích, chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.

2. Tác động gián tiếp của chất tạo nạc lên con người:

Nếu người tiêu dùng ăn thịt gia súc có tồn dư 03 chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa, ung thư và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

3. Về xử lý vi phạm:

Hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là hành vi nghiêm cấm trong chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chăn nuôi năm 2018 và chế tài xử lý được quy định tại Điều 28 của Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi (phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm).

Việc sử dụng chất tạo nạc trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi là    vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Mỗi người chăn nuôi hãy tuyệt đối nói không với những chất tạo nạc trong danh mục cấm của nhà nước. Hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe của toàn xã hội,vì sự phát triển của con người./.

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

I. Khoản 4 khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 20/4/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi

“4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với  hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;

b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này”.

II. Điểm a khoản 9, khoản 11 điểm a, khoản 12 điểm c, khoản 13  Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

“9.  Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y;”

“11. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.”

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9 và khoản 11, Điều 20 của Nghị định 90/2017/NĐ-CP;

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Nghị định 90/2017/NĐ-CP;

III. Điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

8. Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b) Điểm b khoản 12 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“12. Hình thức phạt bổ sung:

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 20 của Nghị định 90/2017/NĐ-CP;”

Thông báo
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1